THÔNG TIN CÂY
Tên thường gọi: Cây Cóc Thái Gốc Cổ Thụ
Xuất xứ: Là một loài thực vật bản địa tại Trung Mỹ, nhưng được trồng phổ biến tại Châu Phi và Châu Á
Tên khoa học: Spondias mombin
Họ thực vật: Anacardiaceae (đào lộn hột, xoài)
+ Thân: Cây Cóc Thái là một loài cây thân gỗ sống lâu năm, cây có thể sống hàng chục năm hoặc thậm chí có thể trăm năm.
Cây có nhiều cành nhánh, cứng những khá giòn dễ gãy, cây trưởng thành có thể cao hàng chục mét, thân cây có màu xám, vỏ bóng, ít xù xì.
+ Hoa: oa cóc thái mọc thành chùy to, lớn hơn lá, có thể dài lên đến 30cm, chùy mang ít hoa thường thòng xuống. Cây cóc thái ra hoa nhỏ, màu trắng, có 10 nhị.
+ Qủa: Quả cây có hình trứng hay hình bầu dục, da ngoài màu xanh lục, dày nhưng mềm; thịt màu vàng xanh nhạt, giòn, vị chua và có mùi dầu thông.
Quả mọc thành chùm thòng xuống. Khi còn non, ăn rất giòn, nhưng khi quả già và chín thì thịt quả mềm, có vị chua ngọt . Đặc biệt, cóc thái không hạt hoặc hạt lép.
CÔNG DỤNG
+ Giá trị kinh tế: Hiện nay, trên thị trường cây cóc thái đang là một loài cây ăn trái khá phổ biến cây cho năng xuất rất cao, cây thường xuất hiện nhiều ở các chợ siêu thị,…
Cây có giá thành khá thấp từ cây giống cho đến quả, nên bạn có thể dễ dàng có được một chậu cây cóc thái trong nhà của mình.
+ Giá trị dinh dưỡng: Quả cóc có nhiều chất sắt giúp cho làn da luôn khỏe khoắn. Quả cóc còn có nhiều tác dụng như giảm cân, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng, trị cảm cúm.
Cóc thái còn được dầm chua, làm mứt, lắc muối ớt, món tráng miệng…Lá cóc Thái có vị chua dùng làm rau sạch, lá cây cóc thường được dùng trong các món gỏi cuốn.
+ Ứng dụng khác: Ngoài ra, nhiều người con dùng cây cóc thái để trang trí kho không gian khu vườn của họ, tạo hình dáng khá nhau, mới mẻ, độc đáo.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY
+ Ánh sáng: Cũng như nhiều loài cây ăn trái khác, thì cây Cóc Thái là một loài cây ưa sáng. Vị trí trồng cây phải có nhiều ánh sáng tự nhiên, thoáng mát.
Nếu trồng với số lượng lớn thì cây cách cây khoảng từ 4m để cho cây có thể phát triển tốt. vì cây thưởng thành sẽ có tán khá rộng.
+ Đất trồng: Vì là loài cây sống lâu năm, nên loại đất dùng để trồng cây phải là đất có nhiều dinh dưỡng, tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt.
Loại đất thường dùng để trồng cây ví dụ như: đất đỏ bazan, đất thịt, đất hữu cơ, đất vi sinh.
+ Nước tưới: Cần cung cấp nước thường xuyên cho cây, nhất là vào mùa khô, khi đang đậu quả và sắp chín.
Trung bình mỗi ngày tưới cho cây 1 lần vào buổi sáng sớm, nhưng nếu trời nắng gắt có thể tưới thêm một lần nữa vào chiều tối.
+ Phân bón: Bón định kỳ hai đợt như thế một tháng 2 đợt, một đợt đất mặt và đợt phân hạt, thường nên bón bằng những loại phân hữu cơ là tốt nhất.
Cây cóc thái không ra quả cũng do bón phân không đều, cây bị thiếu hụt vi lượng dẫn đến èo ruột không đậu trái.
+ Nhân Giống: Cây được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp chiết cành hoặc ghép cành, cây có thể cho trái sau 6 tháng trồng.
+ Khác: Để hạn chế chiều cao và giúp cây ra nhiều trái hơn, bạn nên cắt ngọn thường xuyên.
Vào mùa xuân, bạn có thể tỉa, cắt trụi cành và nhánh nhỏ của cây để cây có thể phát triển mạnh hơnvà tập trung dinh dưỡng vào mùa hè.
Đặt mua Cây Cóc Thái Cổ Thụ tại đây.
Tham khảo những giống cây ăn trái phổ biến khác tại đây.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website:
cayantraidetrong.com
Email: cayantraidetrong@gmail.com;
Điện thoại: 0902.956.937 – 0977.749.704
Công Ngô –
cây rất đẹp và có trái rất nhiều