Cây Trầu Bà Cẩm Thạch là một giống loài thuộc nhiều loài trầu bà khác nhau. Cây được nhiều người biết đến bởi về đẹp của một loài cây cẩm thạch, cây được sử dụng dùng để trang trí cho nhiều không gian khác nhau như: trồng trong chậu treo để trang trí cho các quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, hoặc trồng trong chậu thủy tinh để bàn làm việc hay phòng khách cũng rất thích hợp.
THÔNG TIN CÂY
+ Tên thường gọi: Cây Trầu Bà Cẩm Thạch
+ Tên gọi khác: Cây Trầu Bà Sữa, Cây Trầu Bà Ngọc Thảo
+ Tên khoa học: Epipremnum aureum
+ Tên tiếng Anh: là Marble Queen Pothos
+ Họ thực vật: thuộc họ thực vật Araceae – họ Ráy
+ Nguồn gốc: Cây trầu bà cẩm thạch có nguồn gốc từ phía Bắc Australia và Malayxia, ở Việt Nam cây trầu bà cẩm thạch được trồng hầu hết ở các tỉnh.
+ Thân: Cây thuộc loại thân thảo không mọc quá dài, thân cây thường mọc rũ xuống khi trồng trong chậu, thân cây chia thành các đốt và mọc ra rễ phụ.
+ Lá: Mỗi đốt thân có một lá, mọc cách nhau, chia đều trên thân nhánh, lá có màu xanh pha cùng màu trắng trông rất đẹp mắt, cuống lá dài, mũi lá nhọn, bề mặt của lá trơn bóng.
+ Nhân giống: Cây Trầu Bà Cẩm Thạch được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành.
CÔNG DỤNG
+ Ứng dụng cảnh quan: Với vẻ đẹp đạo đáo của cây, cây được đặt ở những nơi có thể thu hút nhiều ánh nhìn của mọi người như: phòng khách, bàn làm việc, phòng tiếp tân, quán cà phê, nhà hàng,…
Cũng có thể đặt cây ở phòng làm việc có nhiều máy vi tính vì cây có thể hấp thụ bức xạ độc hại của máy vi tính, giúp không khí trở nên trong lành, tươi mới hơn, để cho công việc trở nên hiệu quả hơn.
+ Ứng dụng phong thủy: Cây trầu bà cẩm thạch mang ý nghĩa đem lại may mắn, sức khỏe, tiền tài đến với gia chủ, cây tượng trưng cho sự trường thọ, một ý chí cầu tiến, vươn lên trong cuộc sống. Ngoài ra, cây còn có thể dùng làm quà tặng tri ân đối với những người thân, người bạn, chia sẽ niềm vui đến với mọi người.
+ Ứng dụng khác: Còn đối với vận mệnh thì cây trầu bà cẩm thạch rất phù hợp với những người mệnh Kim.
KỸ THUẬT TRỒNG
+ Ánh sáng: Về ánh sáng, thì cây ưa ánh sáng bóng râm một phần, phù hợp ở những nơi có điều kiện ánh sáng nhẹ. Nên để cây phơi ngoài ánh sáng ngoài trời vài lần trong tuần để cây có thể quang hợp và sinh trưởng phát triển bình thường.
+ Đất trồng: Đối với đất trồng cây thì cũng không cần thiết vì cây có thể trồng với phương pháp thủy sinh, nhưng nếu muốn trồng trên đất thì nên lựa chọn loại đất tơi xốp kết hợp cùng tro trấu đễ giữ ẩm, không nên sử dụng loại đất phèn chua.
+ Nước tưới: Vì cây có thể trồng thủy sinh nên lượng nước là vô cùng cần thiết, nếu trồng thủy sinh thì cần bổ sung nước thường xuyên vừa đủ để cây phát triển.
Còn đối với trồng đất thì cần tưới tiêu hợp lý để cây có đủ lượng nước cần thiết để sinh trưởng, đừng để cây bị thiếu nước, có thể dẫn đến chết cây.
+ Phân bón: Lúc bắt đầu trồng, có thể bón lót một ít phân Lân, còn đối với giai đoạn phát triển thì cần bón các loại phân hữu cơ hoặc một ít phân hóa học để cây phát triển ổn định.
+ Khác: Ngoài ra đối với sâu bệnh thì cây trầu bà cẩm thạch ít bị sâu tân công, nhưng vẫn có thể bị nấm hoặc các loại vi khuẩn gây hại làm thối rễ và chết cây. Nếu phát hiện thì cần phun thuốc đặt trị để tránh lâu lan.
Tham khảo những cây trồng chậu treo tại đây.
Cảm ơn Quý Khách hàng!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website:
Email: chohoaonline@gmail.com
Điện thoại: 0902.956.937 – 0977.749.704
Công Ngô –
cây đẹp quá