THÔNG TIN CÂY
Tên thường gọi: Cây Thanh Trà
Tên khoa học: Bouea gandaria Blume
Tên tiếng Anh: Marian plum
Họ thực vật: Anacardiaceae
Xuất xứ: Đây là một loài cây mọc dại có nguồn gốc từ An Giang, sau đó được nhân giống và trở thành một loài cây ăn trái phổ biến ở nước ta.
+ Thân: Cây Thanh Trà là một loài cây thân gỗ lớn, có tán rộng, chiều cao trung bình của cây từ 7-10m, tán rộng khoảng 3-4m đối với cây trưởng thành.
Thân cây xù xì có màu đen, nhìn vẻ ngoài thì cây thanh trà cung khá giống với cây xoài.
+ Lá: Lá thanh trà có hình dáng thon dài, nhọn ở đầu, nổi rõ gân trắng, lá cây giống thanh trà màu xanh đậm, thường dài khoảng 8cm, rộng 3cm
+ Qủa: Hiện nay, có hai loại Thanh Trà là thanh trà quả ngọt và thanh trà quả chua. Hai loại này có hình dáng quả và màu lá khác nhau.
- Giống thanh trà ngọt thường có trái thon, hơi dài hơn so với thanh trà chua, vỏ dày, cứng, cũng có màu cam khi chín và có lớp phấn trắng phủ bên ngoài, lá có màu nhạt.
- Giống thanh trà chua cho trái tròn, vỏ mỏng. Khi trái chín có màu vàng sậm ngả về cam, lá có màu đậm hơn.
Cả hai loại đều có mùi thơm ngào ngạt đặt trưng đầy hấp dẫn. Mùa thanh trà là thường vào tháng 12-tháng 4 năm sau.
CÔNG DỤNG
- Trái thanh trà ngọt thường được ăn sống, vị ngọt chua thanh mát, ăn như xoài.
- Trái thanh trà chua được dùng để làm nước uống, nấu canh chua. Dầm với đá và đường; ngâm với đường làm siro, ngâm muối, làm mứt…
Những lợi ích của Thanh Trà đối với con người:
- Tốt cho hệ tiêu hóa
- Thanh trà tốt cho bộ não
- Ngăn ngừa ung thư
- Cải thiện thị lực
- Tốt cho người bị tiểu đường
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY
+ Ánh sáng: Vị trí trồng cây Thanh Trà phải chọn vị trí trống trãi, thoáng mát, có nhiều ánh sáng tự nhiên.
Cây cách cây phải từ 3-4m để cho cây phát triển nhiều cành, cho năng suất cao hơn.
+ Đất trồng: Không nên trồng cây ở những vùng đất thường bị ngập nước hoặc đất bị nhiễm phèn.
Đất dùng để trồng cây là đất đỏ bazan, đất thịt, thịt pha cát, đất phù sa Đồng Bằng Sông Cửu Long,…
Trước khi trồng cây phải đào hố, và sử lý đất cần thận để tránh mầm bệnh trong quá trình phát triển.
+ Nước tưới: Đối với những cây Thanh Trà mới trồng thì cần tưới nước 2 lần 1 ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối.
Cây không chịu ngập nước nên tưới vừa đủ để giữ ẩm. Còn đối với những cây đã trưởng thành thì có thể tưới ngày 1 lần hoặc không nếu đất đủ ẩm.
+ Phân bón: Khi vào mùa mưa, chúng ta nên bón gốc thanh trà mỗi gốc 15 – 25 kg phân chuồng hoai trên gốc để tăng dinh dưỡng, độ mùn, độ phì.
Cùng với khả năng giữ của đất và dinh dưỡng trong mùa khô hoặc giao đoạn ra quả của cây.
Hạn chế sử dụng phân hóa học vì dùng nhiều sẽ dễ làm đất bị chai sạn.
+ Nhân Giống: Cây hiện nay chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc gieo bằng hạt nhưng ít được sử dụng.
+ Khác: Ngoài ra, cây Thanh Trà cần được cắt tỉa định kỳ khoảng 2-3 tháng một lần để loại bỏ những cành nhánh rậm rạp cũng như vào giai đoạn đã thu hoạch xong.
Cây Thanh Trà khá ít bị sâu bệnh phá hoại nên ít quan tâm đến vấn đề này.
Đặt mua Cây Thanh Trà tại đây.
Tham khảo những loài cây ăn trái phổ biến khác tại đây.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website:
Email: cayantraidetrong@gmail.com;
Điện thoại: 0902.956.937 – 0977.749.704
Công Ngô –
cây còn nhiều hàng và khỏe mạnh