Cây Lan Đuốc hay còn gọi là cây Dứa Cảnh Nến, đây là loài cây được dùng khá phổ biến trong dịp lễ Tết của người dân Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới.
Không chỉ vậy, với kích thước nhỏ gọn nên cây thường được trồng làm loài cây trang trí như để bàn làm việc, phòng khách, quầy lễ tân,…
Và nó còn mang ý nghĩa phong thủy vô cùng mạnh mẽ, được sử dụng để tránh tà, những điều xui đến với gia chủ, cây giúp tăng may mắn, thăng tiến trong sự nghiệp.
THÔNG TIN CÂY
Tên thường gọi: Cây Lan Đuốt để bàn
Tên gọi khác: Cây Dứa Nến Đỏ, Cây Dứa Cảnh, Cây Dứa Đài Loan, Cây Phong Lộc Hoa
Xuất xứ: Cây có nguồn gốc xuất xứ từ Đài Loan-Trung Quốc
Tên khoa học: Tillandsia imperialis
Họ thực vật: Thuộc họ thực vật họ dứa – Bromeliaceae
+ Thân: Là cây thân cỏ, thân mọc thẳng đứng, thường không phân nhánh mà bao gồm có nhiều lá. Được trồng trên chậu cao khoảng 50 – 70 cm.
+ Lá: Có những bẹ lá màu xanh bọc quanh thân cây. Với đặc điểm bóng nhẵn cả 2 mặt, lá dài tương tự như những giống cây họ dứa khác, lá của cây Lan Đuốc không có răng cưa mà có mép nguyên.
+ Hoa: Cây Lan Đuốc có hoa màu đỏ, cam hoặc vàng, tùy theo thời gian ra hoa mà hoa của cây lan đuốc có hình dáng khác nhau.
Hoa của dứa cảnh nến khá lớn, có màu đỏ rực rỡ, mọc chính giữa và vươn thẳng lên trên giống cây nến. Đây cũng chính là điểm đặc biệt khiến cây dứa cảnh nến được nhiều người yêu thích.
Cây thường ra hoa vào khoảng thời gian từ cuối đông đến giữa hè, tuy vậy cây phải đạt từ 2 – 3 tuổi mới đủ sức khỏe để ra hoa.
+ Nhân Giống: Cây thường được nhân giống bằng phương pháp tách bụi
CÔNG DỤNG
+ Ứng dụng cảnh quan: Nhờ dáng vẻ độc đáo, kích thước nhỏ gọn, khi nở hoa thì tỏa sắc rực rỡ, cây Lan Đuốc được ưa chuộng để trồng làm cảnh, trang trí không gian.
Bạn có thể đặt cây ở rất nhiều vị trí khác nhau như bàn học, bàn làm việc, bàn tiếp khách, bệ cửa sổ, quầy lễ tân, giếng trời…
+ Ứng dụng phong thủy: Theo quan niệm dân gian, Lan Đuốc với bông hoa đỏ rực trên nền xanh rất phù hợp với những người có mệnh Kim và Hỏa.
Đối với tuổi, những người mang tuổi Sửu được cho là phù hợp nhất để trồng cây Lan Đuốc
Hướng Đông, Nam và Tây là những hướng đặt cây phát huy tốt nhất giá trị phong thủy của cây Lan Đuốc.
+ Ứng dụng khác: Không chỉ vậy, dáng vẻ của cây Lan Đuốc đỏ còn tượng trưng cho ngọn lửa ấm áp của hạnh phúc gia đình.
Vào dịp năm mới, một chậu Lan Đuốc với bông hoa đỏ thắm sẽ là lời cầu chúc năm mới an khang thịnh vượng tuyệt vời nhất.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY
+ Ánh sáng: Vị trí đặt cây tốt nhất là những khu vực thông thoáng, nhiều ánh sáng. Nếu trồng trong nhà, bạn nên đặt cây ở các khu vực gần cửa sổ hoặc giếng trời để cây sinh trưởng tốt.
+ Đất Trồng: Dứa cảnh nến có thể sống trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau nên bạn chọn đất gì cũng được.
Tuy vậy, với cây con bạn nên chọn đất thịt, trộn thêm ít xơ dừa, mùn và phân chuồng để đảm bảo các yếu tố như dinh dưỡng, độ tơi xốp và khả năng thoát nước.
Bầu đất hay chậu trồng cũng cần có lỗ bên dưới để tránh tình trạng úng rễ nhé.
+ Nước tưới: Nhu cầu cung cấp nước mức trung bình, tuy nhiên bạn cần đảm bảo đủ độ ẩm cho cây nên tưới nước ít nhất 1 tuần/lần. Nên tưới đều, tránh để cây bị ngập nước lâu vì có thể ảnh hưởng đến bộ rễ.
+ Phân bón: Có thể bón dung dịch dinh dưỡng cho cây 1 lần/tháng để cho cây có khả năng sinh trưởng tốt hơn. Đồng thời có thể giữ được độ mượt mà, xanh bóng của màu lá.
+ Khác: Để cây có thể giữ được dáng vẻ ban đầu thì bạn cần thường xuyên cắt tỉa những lá bị hư, héo úa. Hãy giữ cho lá luôn sạch và không bám bụi để cho cây có khả năng quan hợp tốt hơn.
Tham khảo những loài cây để bàn khác tại đây.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: http://chohoaonline.com/
Email: chohoaonline@gmail.com
Điện thoại: 0902.956.937 – 0977.749.704
Công Ngô –
cây quá là đẹp ạ