Cây Hoa Dâm Bụt là một loài cây phổ biến ở Việt Nam, cây được nhiều người ưa thích không chỉ bởi vẻ đẹp rực rỡ mà còn có khả năng dễ trồng và dễ chăm sóc. Cây thường được trồng dùng để trang trí cho nhiều không gian khác nhau như; sân thượng, ban công, khách sạn, công viên, trường học,… Ngoài công dụng dùng để trang trí, cây dâm bụt còn có nhiều công dụng hữu ích khác.
THÔNG TIN CÂY
Tên thường gọi: Hoa Dâm Bụt, Hoa Râm Bụt.
Xuất xứ: Cây có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới của Châu Á.
Tên khoa học: Hibiscus rosa-senensis
Họ thực vật: Malvaceae (Bông).
+ Thân: Cây Dâm Bụt thuộc loại cây thân gỗ, cây phân thành nhiều nhánh, cây nếu trồng trong chậu treo thì cao khoảng 30-40 cm, còn đối với trồng trong tự nhiên thì cây có thể cao trên 1m.
+ Lá: Cây có lá màu xanh đậm, viền lá có răng cưa, lá mọc xen kẽ với nhau, lá có hình trứng dài khoảng 8-15 cm, có phiến lá mỏng và bề mặt lá sáng bóng.
+ Hoa: Hoa của cây Dâm Bụt mọc từ nách lá, hoa mọc riêng lẻ không tạo thành chùm, hoa khi nở sẽ xòe to 5 cánh trông rất rực rỡ, đường kính của 1 bông hoa có thể lên đến 15cm. Hoa cây dâm bụt có nhiều màu khác nhau phổ biến là màu đỏ, vàng, trắng ,….
Hầu hết hoa khi xòe ra có hình dạng của lồng đèn rất đẹp mắt, cây hoa dâm bụt thường ra hoa quanh năm nhưng nhiều nhất là vào khoảng tháng 5-7.
+ Nhân Giống: Cây dâm bụt thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành vì cây có khả năng sống và sinh trưởng tốt hơn.
CÔNG DỤNG
+ Ứng dụng cảnh quan: Cây ra hoa quanh năm nên được nhiều lựa chọn trồng trong chậu treo để trang trí cho căn nhà của họ, cây thường được treo ở ban công, sân thượng, cửa sổ,… Ngoài ra phổ biến hơn của là cây chủ yếu trồng làm hàng rào, trồng ngoài công viên, khuôn viên trường học, khách sạn,…
+ Ứng dụng y học: Không những thế, trong đông ý, dâm bụt còn được coi là cây thuốc, lá giúp an thần, nhuận tràng, hoa có tính ngọt, mát giúp thanh nhiệt, giải độc…
+ Ứng dụng phong thủy: Ở Việt Nam cây dâm bụt tượng trưng cho những người con gái không đàng hoàng nên không được dùng cây để người yêu.
Ngoài ra, cây còn tượng trưng cho sự hoài niệm về quá khứ của tuổi thơ, vì cây thường gắn liến với tuổi thơ của những đứa trẻ miền quê.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY
+ Ánh sáng: Cây dâm bụt là loài cây ưa sáng, nên trồng cây ở những nơi có nhiều áng sáng, còn nếu để ở trong nhà thì cần 2 ngày mang ra ngoài để phơi nắng 1 lần, cây thiếu nắng dễ bị vàng lá.
+ Đất Trồng: Cây có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, nhưng để cây sinh trưởng và phát triển bình thường thì ta nên lựa chọn những loại đất tơi xốp, kết hợp cùng tro trấu, sơ dừa để tăng thêm dinh dưỡng cho cây.
+ Nước tưới: Cây có khả năng chịu hạn tốt nên lượng nước cho cây cũng không nên quá nhiều, nên tưới trung bình 2 lần 1 ngày vào buổi sáng sớm và chiều tối.
Không nên để cây bị ngập nước, vì có thể làm cây bị thối rễ dẫn đến chết cây.
+ Phân bón: khi trồng sử dụng các loại phân hữu cơ để tăng thêm dinh dưỡng cho cây, ngoài ra cần bón phân định kỳ nhất là khi hoa vừa tàn hoặc mới tỉa cành.
+ Khác: Cây dâm bụt trong quá trình trồng có thể mắc một số bệnh thường gặp như: rệp xáp, nhện, sâu cuốn lá,… Nếu thấy cây bị vằng lá chứng tỏ là cây đang bị thiếu phân như ni tơ thì ta cần bổ sung ngay.
Tham khảo những loài cây chậu treo khác tại đây.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website: http://chohoaonline.com/
Email: chohoaonline@gmail.com
Điện thoại: 0902.956.937 – 0977.749.704
Công Ngô –
cây đẹp quá shop ơi