Cây Cúc Tần Ấn Độ thuộc loài cây dây leo lâu năm nhưng thường được trồng rũ xuống phía dưới của các vị trí như: ban công, sân thượng, hàng rào, quán cà phê,…
Cây với những chiếc lá nhỏ nhắn cách đều nhau, tạo nên một bức tường xanh mượt, mang lại cho bạn một không gian mát mẻ, không khí trong lành dễ chịu.
Ngoài ra, đây còn là loài cây có nghĩa phong thủy và công dụng chữa bệnh mà ít người biết đến.
THÔNG TIN CÂY
Tên thường gọi: Cây Dây Cúc Tần Ấn Độ
Tên gọi khác: Cây Dây Leo Ấn Độ, Cây Dây Bạc Đầu Dục, Cây Dọi Tên, Cây Cúc Tần Ấn Độ
Xuất xứ: Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, hiện nay được trồng làm trang trí khá nhiều ở các thành phố của Việt Nam.
Tên khoa học: Vernonia Elliptica
Họ thực vật: Thuộc họ Asteraceae (họ cúc)
+ Thân: Cúc tần ấn độ thuộc loài thực vật dây leo nhưng thường được trồng rũ xuống dưới, có tốc độ sinh trưởng và phát triển khá nhanh.
Thân cây khá nhỏ nhưng lại tương đối dẻo dai, thân cây rũ xuống bao nhiêu là tùy vào chiều cao của vị trí trồng, nếu được chăm sóc tốt cây có thể dài trên 30m.
Thân cây lúc còn non có màu xanh nhạt khi trưởng thành sẽ có màu nâu trầm. Trên thân luôn có một lớp lông mỏng màu trắng xám.
+ Lá: Lá của cây khá dày và xanh mướt quanh năm, lá có hình thuôn dài khoảng 3-10 cm, đuôi lá nhọn và tù. Cuốn lá ngắn, có mép thẳng không răng cưa, nhưng đôi lúc có những cây đột biến sẽ có răng cưa.
Những chiếc lá cách điều nhau, cùng với một màu xanh mượt của có đã tạo nên một bức tường xanh tươi, rũ xuống ban công, sân thượng của bạn.
+ Hoa: Cây dây leo cúc tần cũng có hoa nhưng ta rất hiếm khi nhìn thấy chúng, vì hoa của cây này rất nhỏ và ra hoa rất ít nên ta thường thấy cây chỉ có một thảm xanh tươi của nó.
+ Nhân Giống: Cây được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành.Với phương pháp này bạn có thể nhân giống được một số lượng lớn cúc tần.
Khác với thời gian sinh trường thì thời gian nhân giống của cây khá dài, khoảng 2-3 tháng cây mới cao được 10-20cm.
Đối với những cây đủ tuổi để bán thì khoảng từ 50cm-1m với loại chậu cỡ nhỏ, còn đối với loại cỡ lớn thì khoảng 1m3-1m6.
CÔNG DỤNG
+ Ứng dụng cảnh quan: Cây cúc tần Ấn Độ mọc lan thành chuỗi dài san sát liền kề nhau tạo thành một tấm mành lớn, cùng với tốc độ sinh trưởng khá nhanh.
Thế nên, cây hay được trồng làm cây rủ ban công, sân thượng, tường rào, nhìn giống như bức tường rũ xuống hay dải lụa xanh mát che bớt cái oi nóng mùa hè.
Đặt biệt loài cây này không cần làm giàn leo hay bám vào cây nào khác. Những nếu bạn muốn, bạn cũng có thể thiết kế được thành mái giàn che mát ở sân nhà hay tạo kiểu thành chiếc cổng mái vòm độc đáo.
Đặc biệt, cúc tần Ấn Độ giúp thanh lọc không khí hiệu quả, giúp bạn hòa mình vào thiên nhiên, mang lại cảm giác của bầu không khí trong lành, mát mẻ. Giúp cho mọi người được thư giãn, thoải mái.
+ Ý nghĩa phong thủy: Ngoài công dụng trang trí làm đẹp, cây cúc tần Ấn Độ còn mang ý nghĩa phong thủy tích cực.
Với sức sống vô cùng mãnh mẽ và trường thọ, cây cúc tần Ấn Độ mang lại năng lượng tích cực giúp mọi người luôn yêu đời, lạc quan và tin tưởng vươn lên trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, cúc tần Ấn Độ còn là biểu tượng đặc trưng cho sự may mắn, thể hiện niềm tin của bản thân đối với tương lai của bạn.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY
+ Ánh sáng: Cây có thể sống ở bất kỳ điều kiện ánh sáng nào, nên bạn có thể thoải sức lựa chọn vị trí trồng cho cây.
Nhưng nếu để cây phát triển tốt nhất thì bạn nên lựa chọn những không gian có nhiều nắng hoặc ánh sáng bóng râm bán phần thì ban công hoặc sân thượng là rất thích hợp.
+ Đất trồng: Cây khá dễ trồng nên loại đất nào cây cũng có thể chịu được, tốt nhất bạn nên lựa chọn những loại đất thịt hiện có bán tại các của hàng.
Có thể trộn cùng thêm tro, trấu, sơ dừa để tăng thêm độ tơi xốp cho đất, cũng như khả năng giữ và thoát nước cho đất.
+ Nước tưới: Nhu cầu nước nhiều nên cây cần chế độ nước tưới trung bình. Lúc cây mới trồng, muốn cây nhanh lớn bạn nên tưới thường xuyên tối thiểu 1 lần/ngày.
Khi cây đã bắt đầu phát triển ổn định thì bạn có thể giảm số lần tưới, và tưới cây tuỳ theo thời tiết mưa hay khô.
+ Phân bón: Đây là loài cây có thể sống được rất lâu năm nên dinh dưỡng cho cây là luôn cần thiết, khi bắt đầu trồng thì bạn nên trộn phân hữu cơ, phân chuồng để tăng độ dinh dưỡng cho đất.
Còn về lâu dài thì bạn nên bón định kỳ các loại phân trùn quế, NPK, các loại phân tan chậm để duy trì dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Đặt mua cây Dây Leo Cúc Tần Ấn Độ tại đây.
Tham khảo những loài cây ban công, sân thượng khác tại đây.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website:
http://chohoaonline.com/
http://giadinhnongdan.com/
Email: cayantraidetrong@gmail.com;
Điện thoại: 0902.956.937 – 0977.749.704
Công Ngô –
Cây có đúng kích cỡ luôn ạ