Cây Cam Sành là một trong những loài cây ăn trái phổ biến, cây nằm trong top những loài cây được xuất khẩu của Việt Nam bởi độ thơm ngon của nó. Cây Cam Sành có giá trị dinh dưỡng và kinh tế khá cao, nên rất được người dân yêu thích.
Cây dễ trồng và dễ chăm sóc nên hiện nay có rất nhiều người muốn trồng loài cây này tại vườn của mình, cây giống hiện nay được chiết, ghép cành nên có thời gian cho quả khá nhanh.
THÔNG TIN CÂY
Tên thường gọi: Cây Cam Sành
Xuất xứ: Cây có nguồn gốc của Việt Nam, và đây cũng là đặt sản của tỉnh Hà Giang- Tuyên Quan- Yên Bái
Tên khoa học: Citrus nobilis
Tên tiếng Anh: King mandarin
Họ thực vật: Rutaceae (họ Cam)
Chi: Citrus (Cam chanh)
+ Thân: Đây là một loài cây ăn trái thân gỗ, có chiều cao từ 2m là cây có thể cho trái, hiện tại cây giống tại vườn có chiều cao từ 1,3-1,8m, cây được nhân giống có tình trạng khỏe mạnh, chất lượng tốt.
+ Lá: Cây có lá màu xanh, hình bầu dục,
+ Hoa, Qủa: Hoa của cây có màu trắng sữa, có hương thơm nhẹ, quả của cây có màu xanh, phần thịt đơn nhiên là có màu cam đậm, rất nhiều nước, kích thước của quả cây Cam Sành thuộc hạng đứng đầu, rời vào 280g trở lên.
Vỏ cam sần sùi giống như mảnh sành nên được có tên gọi là Cam Sành.
+ Nhân Giống: Cây cam sành có thể trồng và nhân giống theo 2 phương pháp là sử dụng chiết cành và cây ghép.
CÔNG DỤNG
+ Công dụng chính: Về giá trị dinh dưỡng thì quả cam sành có rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Hàm lượng Vitamin C cao cùng các khoáng chất khác dồi dào đặc biệt hàm lượng chất xơ cao hơn hẳn các loại cam khác.
Chính vì thế cam thường được mua làm quà biếu, thăm người ốm để bồi bổ cơ thể rất tốt.
Với hương vị ngon ngọt và mát dịu cùng hình dáng quả khá đặc trưng. Một khi đã thương thức giống cam này bạn sẽ bị hương vị của chúng cuốn hút nhớ mãi không quên.
Về giá trị kinh tế thì đây là một trong những loài cây đứng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu ra nước ngoài, thứ quả đã trở nên nổi tiếng làm nên thương hiệu cam cả nước trong mắt bạn bè quốc tế.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY
+ Đất Trồng: Thực tế thì cây cam sành có thể canh tác thích hợp trên nhiều loại đất, nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
Ưu tiên sử dụng đất pha thịt, ở tầng canh tác từ 0.5 – 1m với độ pH duy trì trong khoảng từ 5 – 6.5 là hợp lý.
Tiến hành trồng cam sành cần chú ý xới xáo cho tới đất, bón lót giúp tăng độ phì nhiêu cho đất. Đặc biệt, ở vùng đất trồng trũng thấp cần chú ý tới vệc đào mương, làm luống đầy đủ.
Trong khi đó, đất trồng ở vùng cao cần thực hiện việc đánh bồn theo tiêu chuẩn để thuận lợi cho tưới nước, cũng như giữ nước vào mùa khô.
+ Nước tưới: Tưới nước đầy đủ, đặc biệt là vào khoảng thời gian mùa khô. Với lượng nước đầy đủ, độ ẩm vừa phải giúp cây sinh trưởng tốt hơn.
Bên cạnh đó, chú ý tới tưới nước cần được quan tâm vào giai đoạn cây đang nuôi quả, hay khi quả sắp chín. Thường thì duy trì tần suất tưới nước từ 3 – 5 ngày/ lần là hợp lý.
+ Phân bón: Thực hiện bón thúc cho cây cam sành cần tiến hành hàng năm khoảng 3 lần là hợp lý. Trong đó việc bón phân cần đảm bảo:
Yêu cầu đối với bón thúc cho cây cam sành cần được thực hiện đều đặn mỗi mùa vụ. Phân bón cho vào rãnh, tiến hành lấp kín đất và ủ rơm nhằm duy trì việc giữ ẩm cần thiết.
Ngoài phân bón thúc nên cân nhắc sử dụng thêm phân bón lá giúp kích thích cây phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.
+ Khác: Cam sành sau khi thu hoạch cần được chăm sóc, tiến hành vệ sinh, cắt tỉa kỹ càng và phòng trừ sâu bệnh hại toàn diện.
Tiến hành làm sạch cỏ dại ở vườn trồng, sau khoảng 25 – 30 ngày thu hoạch tải những cành bị héo, bệnh, hay cành tăm hương, mọc không đúng hướng,… hoàn toàn.
Sử dụng các biện pháp tổng hợp hiệu quả để tạo điều kiện cho cây phát triển, cũng phòng bệnh tốt như diệt cỏ, bón phân đầy đủ, đúng liều lượng và đúng thời vụ, đúng kỹ thuật.
Tham Khảo Những Loài Cây Ăn Trái Khác Tại Đây.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Website:
Email: cayantraidetrong@gmail.com;
Điện thoại: 0902.956.937 – 0977.749.704
Công Ngô –
cây có chất lượng khá tốt